Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

Chi tiết bài viết Tin tức

Đồng Tháp cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 07/11, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh nhằm hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; phát triển được nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao có khả năng cạnh tranh quốc gia, quốc tế và chuyển biến thực chất, rõ nét về chất lượng tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của kinh tế.

Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 7%/năm trở lên; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào GRDP từ 35% trở lên; tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GRDP đạt 26%; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 7%/năm; tỷ trọng của khu vực khu vực doanh nghiệp đóng góp trong GRDP đạt 26% - 27%; có thêm 35 hợp tác xã thành lập mới; giải quyết việc làm cho lao động hằng năm cho ít nhất 30.000 lao động; số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hằng năm ít nhất 1.500 lao động.

Đến năm 2025, toàn tỉnh có 5.300 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động và có ít nhất 3.000 doanh nghiệp thành lập mới; tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn so với tổng dư nợ chiếm dưới 3%; tỷ lệ giảm tối thiểu số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 từ 20% trở lên; tỷ lệ giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 đạt 10%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 79%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 57%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%; tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ diện tích vùng trồng tập trung được cấp mã số theo quy định đạt 100%.

Môt số giải pháp chủ yếu gồm: Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực góp phần phát triển các loại thị trường; phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;  phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các đô thị lớn;  cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.