Xuất bản thông tin

null Phát triển, củng cố hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

Trang chủ Củng cố HTX

Phát triển, củng cố hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt kế hoạch Phát triển, củng cố hợp tác xã -liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

 

Ảnh minh họa (sưu tầm)

Kế hoạch Phát triển, củng cố hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu: Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã có mã vùng trồng, để các HTX hoạt động đi vào chiều sâu theo hướng khép kín từ sản xuất, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.Tạo điều kiện cho các HTX thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Phát triển HTX bền vững gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng vùng sản xuất hàng hoá. Tập trung phát triển nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo ra giá trị sản xuất hàng hóa đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành nghề, hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển ngành nghề, tăng thu nhập. Thúc đẩy và tạo điều kiện HTX phát triển các sản phẩm chủ lực của Tỉnh, liên kết hình thành chuỗi giá trị với doanh nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng.

Trong giai đoạn này, tỉnh Đồng Tháp sẽ củng cố, nâng chất 13 HTX từ trung bình lên khá. Số lượng cán bộ quản lý được qua đào tạo đại học đạt 20%, trung cấp đạt 15%. Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 32 HTXNN (gồm: 20 HTX đã có mã vùng trồng, 12 HTX cấp mã vùng mới, 02 HTX được thành lập mới từ 02 THT đã có mã vùng trồng), 37 THT, 06 Hội quán có mã vùng trồng và có 70% HTX (24 HTX/34 HTX), 50% THT (18 THT/35 THT), 50% Hội quán (03/06 Hội quán) có liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện và mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc trên lúa với diện tích 500 ha (HTX Mỹ Đông 2).

Ảnh minh họa (tư liệu)

Theo đó, kế hoạch tập trung vào 06 giải pháp thực hiện sau: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; (2) Nâng cao năng lực cho HTX để thực hiện liên kết có hiệu quả; (3) Đầu tư, củng cố, nâng chất các HTX; (4) Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm; (5) Thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX giai đoạn 2021 - 2025; (6) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định.

Riêng kế hoạch năm 2021, tỉnh Đồng Tháp sẽ củng cố 03 HTX từ loại trung bình lên HTX loại khá; hỗ trợ kinh phí tập huấn, thẩm định và đề xuất cấp mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu cho 16 HTXNN, 12 Tổ hợp tác (THT), 06 Hội quán có nhu cầu đăng ký mã vùng trồng và hỗ trợ kết nối 05 HTX đã có mã vùng trồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Các giải pháp thực hiện như: Tạo điều kiện thành lập mới các HTXNN và hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả; Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các HTXNN có truy xuất nguồn gốc; Phát triển HTXNN có truy xuất nguồn gốc ứng dụng thành tựu công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, quy trình sản xuất hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ; Thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTXNN có truy xuất nguồn gốc với các doanh nghiệp;….